Bệnh giun đũa chó mèo lac chủ (Toxocara sp)
Giun đũa chó (Toxocara canis), giun đũa mèo (Toxocara cati) ký sinh ở chó và mèo. Khi nuôi chó, mèo thả rông, chúng phóng uế phân bừa bãi vào môi trường sống làm cho môi trường sinh hoạt bị nhiễm bẩn. Con người dễ nhiễm bệnh vì có thói quen nuôi chó mèo trong nhà. Dân gian hay gọi là bệnh sán chó
NGUỒN NHIỄM
Giun đũa chó / mèo trưởng thành sống trong ruột non của chó / mèo. Trứng giun đãu chó mèo theo phân ra đất, phát triển thành ấu trùng và tồn tại trong môi trường đất và xung quanh.
PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN
Con người trong quá trình tiếp xúc vô tình ăn phải ấu trùng giun đũa chó, mèo. Sau khi xâm nhập cơ thể người (chủ yếu qua đường tiêu hóa), nó sẽ chui qua thành ruột non, theo đường máu đi đến các cơ quan nội tạng khác, tuỳ cơ địa và vị trí mà gây bệnh và triệu chứng khác nhau.
Ấu trùng cũng có thể xâm nhập qua da nhất là da non tạo thành ấu trùng di chuyển dưới da
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Triệu chứng nhiễm giun đũa chó không có tính đặc hiệu nên dễ chẩn đoán nhầm bệnh, điều trị sai.
Trong quá trình lưu hành trong cơ thể chúng đi đến các mô khác nhau và gây ra rất nhiều triệu chứng ở người rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Biểu hiện hay gặp là:
- Ngứa da dị ứng nổi mề đay
- Nổi U hạt do ấu trùng (larval granulomatosis),
- Có hội chứng ấu trùng di chuyển trong nội tạng (visceral larva migrans syndrome),
- Có hội chứng "ấu trùng di chuyển ngoài da".
- Hội chứng ấu trùng di chuyển trong cơ quan mắt (ocular larva migrans syndrome)
Và phần lớn là nhiễm giun đũa chó/mèo là thể ẩn không triệu chứng.
CẬN LÂM SÀNG
Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể kháng Toxocara
Vì sau khi giun chết thì kháng thể vẫn còn tồn tại trong máu người bệnh một thời gian khá dài, do đó xét nghiệm để theo dõi kết quả điều trị có đáp ứng hay không thì phải lá 6 tháng và 12 tháng sau điều trị, nếu hiệu giá kháng thể giảm dần thì liệu trình điều trị có đáp ứng tốt.
CHẨN ĐOÁN BỆNH
- Triệu chứng lâm sàng không điển hình nên thường khó khăn trong chẩn đoán, chủ yếu cần thêm kết quả xét nghiệm cũng như kinh nghiệm của bác si
ĐIỀU TRỊ
Thuốc:
- Thiabendazole
- Ivermectin
- Albendazole
…
Không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Bệnh chữa khỏi được hoàn toàn khi được khám, xét nghiệm, điều trị tại các phòng khám chuyên khoa.
BS Lê Thị Hương Giang
Nguồn: tham khảo www.impe-qn.org.vn
- DẤU HIỆU VÀ BIỂU HIỆN BỆNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
- HA & TRẺ HÓA DA ĐA TẦNG
- Các Hoạt Chất Cung Cấp Nước Cho Làn Da
- Bệnh Sán Chó Và Các Triệu Chứng Thường Gặp
- Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocariasis)
- Đôi Nét Về Bệnh Giun Sán
- Cách Phòng Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)
- Tái sinh làn da – Trả lại tuổi thanh xuân với Mesotheraphy
- Ứng Dụng Công Nghệ IPL Điều Trị Một Số Bệnh Da Liễu
- Lợi Ích Của Phương Pháp Mesotheraphy Trong Điều Trị Nám Da
- Viêm Gan B - Mức Độ Nguy Hiểm Ra Sao?
- Cách Bảo Vệ Bản Thân Và Người Khác Trước Dịch Bệnh Covid 19