Viêm da cơ địa là một bệnh rất dễ trở thành tình trạng mãn tính, xen kẽ là những đợt cấp tính, sự bùng phát từng đợt này làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Đối với những người bị viêm da cơ địa thi để tránh bệnh tiến triển nặng hơn và giảm tần suất tái phát các đợt cấp thì những thói quen sinh hoạt hàng ngày cần đặc biệt chú trọng tới.
1. Những thực phẩm cần tránh:
- Các loại thịt đỏ: như thịt cừu, thịt bò… mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng vì có chứa nhiều protein, chất béo bão hòa sẽ có thể làm tăng phản ứng viêm, dẫn tới mức độ ngứa trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, Galactose – alpha-1,3-galactose là dị nguyên gây dị ứng mà chất này tìm thấy hầu hết trong thịt đỏ, do vậy người bị viêm da cơ địa cần hạn chế.
- Hải sản: các loại tôm, cua, ghẹ, ngao..chứa nhiều loại đạm khác nhau và đó có thể những dị nguyên gây khởi phát phản ứng dị ứng do IgE điều hòa, khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn.
- Thịt gà, vịt: Thành phần protein ( đạm ) đặc biệt là albumin trong thịt gà đã được nghiên cứu là một dị nguyên gây kích thích phản ứng dị ứng giải phóng histamine. Vì vậy, nhiều người bệnh xuất hiện tình trạng da nổi mề đay, sưng phù, có thể là khởi phát hoặc làm tăng nặng viêm da cơ địa.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất phụ gia: Các thực phẩm cay nóng có đặc tính gây giãn mạch, thức ăn nhiều dầu mỡ làm tăng phản ứng viêm dị ứng. Các chất phụ gia cũng được ghi nhận làm tăng tình trạng đỏ da và phản ứng viêm trong viêm da cơ địa.
- Rượu bia chất kích thích: Rượu bia khi vào cơ thể sẽ kích thích giải phóng Cytokine tiền viêm, làm khuếch đại phản ứng viêm, tăng cảm giác ngứa của bệnh.
Đây là những thực phẩm cần chú ý tới chứ không cần kiêng toàn bộ. Người bệnh cần theo dõi phản ứng của cơ thể đối với mỗi nhóm thực phẩm để biết nhóm thực phẩm nào cần hạn chế sử dụng.
>> Xem thêm: Viêm Da Cơ Địa Là Gì?
2. Những thực phẩm nên tăng sử dụng khi có viêm da cơ địa cấp và mãn tính
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ như vitamin A giúp tăng miễn dịch, vitamin nhóm B giúp tái tạo lớp mô biểu bì, hỗ trợ hồi phục da sau tổn thương, vitamin E giúp chống lão hóa, giúp da mềm mãi hơn. Thực phẩm giàu kẽm và bổ sung vitamin D giúp cải thiện bệnh. Bổ sung omega 369.
- Uống đủ nước: ý nghĩa của việc uống đủ nước giúp cấp ẩm sâu từ bên trong, tốt cho tiêu hóa, tăng cường chức năng giải độc gan thận…
Tham khảo từ nhiều tài liệu
Bác Sĩ Lê Thị Hương Giang
BÀI VIẾT KHÁC
- Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Như Thế Nào Khi Có Bệnh Lý Da Viêm
- Tầm Quan Trọng Của Việc Chăm Sóc Da
- Lăn Kim Trong Điều Trị Lỗ Chân Lông To? Hiệu Quả Sau Bao Lâu?
- Trẻ Hóa Vùng Mắt
- 4 Lợi Ích Của Phương Pháp Mesotheraphy Trong Điều Trị Nám Da
- Ứng Dụng Kỹ Thuật Lăn Kim Trong Điều Trị Thẩm Mỹ Da
- Viêm Da Cơ Địa Là Gì?
- Tác Dụng Của Đèn Ánh Sáng Sinh Học LED
- Tiếp Cận Bệnh Nhân Ngứa Da Dị Ứng Chưa Rõ Nguyên Nhân
- Điều Trị Mụn Bằng Phương Pháp Không Dùng Thuốc
- Ứng Dụng Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu PRP Trong Điều Trị Thẩm Mỹ
- Chàm Da Là Gì?