DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ TAY – CHÂN – MIỆNG & 4 LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TẠI NHÀ
I-DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI NÀO TRẺ BỊ TAY – CHÂN – MIỆNG – CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH:
- Giai đoạn 1: giai đoạn ủ bệnh khoảng từ 3-7 ngày và chưa có dấu hiệu rõ rệt.
- Giai đoạn 2: giai đoạn khởi phát trong khoảng 1-2 ngày sau giai đoạn ủ bệnh và bắt đầu có biểu hiện sau:
- Sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, đau rát răng miệng, biếng ăn, tiêu chảy.
- Lưu ý, nếu có tình trạng sốt cao và kéo dài hơn 2 ngày, có thể là biến chứng viêm não ở trẻ.
- Giai đoạn toàn phát: kéo dài 3-10 ngày, biểu hiện của bệnh sẽ rõ ràng dễ nhận biết hơn, đặc trưng là lở - loét miệng và nổi những sẩn hồng, phát ban dạng phồng nước.
- Lở-loét miệng: sau khi trẻ bị sốt 1-2 ngày, sẽ xuất hiện những nốt ban,chấm đỏ nhỏ ở trong miệng, đầu lưỡi hay vòm miệng. Các nốt ban này nhanh chóng thành các bóng nước 2-3mm, dễ vỡ và loét ra gây đau khi nuốt khiến trẻ biếng ăn.
- Phát ban trên da: sẽ xuất hiện những chấm tròn đỏ phẳng hoặc gồ dạng phồng nước trên bề mặt da, tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay và mông. May mắn là những sang thương này thường không gây ngứa, đau và khi lành sẽ không để lại sẹo.
- Các biến chứng về hô hấp, thần kinh, tim mạch như rối loại tri giác, mê sảng, co giật có thể ở ngày 2-5 ở giai đoạn này.
II-BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TAY-CHÂN-MIỆNG:
Nếu trẻ không được điều trị bệnh kịp thời và kiểm soát tốt, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong như :
- Ảnh hưởng đến não bộ: viêm màng não, viêm não và viêm não tủy. Dấu hiệu nhận biết là trẻ hay bị giật mình, đi không vững, nhãn cầu rung giật, mắt nhìn ngược.
- Xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào các nốt mụn trên da.
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: viêm cơ tim, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch
III- 3 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ TAY – CHÂN – MIỆNG ĐẾN BỆNH VIỆN:
Cha mẹ khi thấy con trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn điều trị tại nhà . Nhưng đồng thời, nếu thấy trẻ có 3 dấu hiệu sau, cần đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được điều trị kịp thời.
- Quấy khóc liên tục kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc ngủ được 15-20 phút lại dậy quấy khóc liên tục. Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ khóc do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
- Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh tay chân miệng trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ liên tục 48h và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Dấu hiệu này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh ở cơ thể của trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
- Hay giật mình: Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không, ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
IV-CHĂM SÓC TRẺ TAY-CHÂN-MIỆNG TẠI NHÀ:
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể tự phục hồi trong khoảng 7-10 ngày , ngoại trừ trường hợp có biến chứng nặng.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thể nhẹ có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ và cần được tái khám theo hẹn để kịp thời phát hiện biến chứng nếu có.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý 4 yếu tố sau:
- Thực hiện cách ly cho trẻ:
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan ở khu vực công cộng như trường học, bệnh viện. Ngay sau khi phát hiện trẻ bị bệnh, cần cách ly trẻ với các trẻ khác và người lớn trong gia đình. Thời gian cách ly cho trẻ là khoảng 10-14 ngày kể từ khi phát hiện bệnh.
Người chăm trẻ cần đeo khẩu trang và sát khuẩn thường xuyên, tránh lây nhiễm chéo cho người xung quanh.
- Chế độ dinh dưỡng: Do các vết loét gây đau và khó chịu cho trẻ dẫn đến trẻ biếng ăn, chán ăn. Vậy nên cha mẹ cần lưu ý:
- Chuẩn bị thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
- Cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và chú trọng đến thành phần dinh dưỡng của các món ăn để bổ dung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
- Do trẻ biếng ăn, lười nuốt nên cần bổ sung lượng nước phù hợp. Tuyệt đối không kiêng cữ gay gắt. Cho trẻ ăn lại bình thường ngay khi có dấu hiệu giảm bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh:
Giữ vệ sinh cho trẻ và cả người chăm sóc sẽ hạn chế bệnh tay chân miệng lan ra diện rộng và giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng hơn.
- Không hạn chế tắm rửa khi bị tay chân miệng. Nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió và dùng xà phòng sát khuẩn.
- Đồ dùng cá nhân hoặc đồ chơi của trẻ cần được sử dụng riêng biệt hoặc cần được khử khuẩn thường xuyên.
- Quần áo của trẻ cần được thay mới thường xuyên và giặt với nước khử khuẩn riêng biệt.
- Bệnh tay chân miệng lây nhiễm mạnh nhất ở tuần đầu tiên, nhưng virus gây bệnh có thể tồn tại đến vài tháng , nên phải xử lý chất thải, phân đúng nơi và an toàn.
- Dùng thuốc đúng cách:
- Không tùy tiện cho trẻ dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Một sai lầm mà cha mẹ hay mắc phải là tự ý dùng kháng sinh cho trẻ trong khi bệnh tay chân miệng là do virus. Trong khi đó, kháng sinh không diệt được virus và chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn mà thôi.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt cao, chỉ nên dùng paracetamol, không sử dụng aspririn cho trẻ vì có nguy cơ gây ra hội chứng Reye và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ. Với các mụn nước to vỡ có nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng thuốc sát trùng ngoài da như xanhmethylen hoặc kem ion bạc.
- Chú ý không bôi thuốc lên tất cả tổn thương trên da của trẻ. Làm vậy sẽ có nguy cơ gây ra tác dụng phụ ở trẻ khi tay dính thuốc vào miệng hoặc gây hấp thụ toàn thân khi bôi thuốc với lượng quá nhiều.
- Với các vết loét trong miệng , họng: dùng dung dịch glycerin borat để vệ sinh miệng trước và sau khi ăn.
V-PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG:
- Thường xuyên rửa tay xà phòng: trước và sau ăn, trước và sau khi chế biến đồ ăn, đi toilet.
- Ăn và uống hợp vệ sinh: ăn chín uống sôi.
- Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh các bề mặt tiếp xúc hằng ngày: tay vịn cửa, cầu thang, dụng cụ học tập, đồ chơi, mặt bàn ..... bằng các chất tẩy rửa thông thường.
- Nâng cao ý thức bảo vệ cộng đồng: cho trẻ có dấu hiệu nhiễm bệnh ở nhà và cách ly trẻ từ 10-14 ngày khi bắt đầu nhiễm bệnh.
- Cần quan sát trẻ, nếu có những dấu hiệu bất thường thì đưa đến khám tại cơ cở phòng khám/bệnh viện uy tín điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Phòng khám Minh Phúc là địa chỉ uy tín để cha mẹ nhận được tư vấn và khám điều trị các bệnh lý nội khoa ở người lớn và trẻ nhỏ.
Địa chỉ số 74 đường Bắc Hải, phường 6, quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.
Hotline/zalo đặt hẹn: 0985 290 119
- DẤU HIỆU VÀ BIỂU HIỆN BỆNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
- HA & TRẺ HÓA DA ĐA TẦNG
- Các Hoạt Chất Cung Cấp Nước Cho Làn Da
- Bệnh Sán Chó Và Các Triệu Chứng Thường Gặp
- Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocariasis)
- Đôi Nét Về Bệnh Giun Sán
- Cách Phòng Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)
- Tái sinh làn da – Trả lại tuổi thanh xuân với Mesotheraphy
- Ứng Dụng Công Nghệ IPL Điều Trị Một Số Bệnh Da Liễu
- Lợi Ích Của Phương Pháp Mesotheraphy Trong Điều Trị Nám Da
- Viêm Gan B - Mức Độ Nguy Hiểm Ra Sao?
- Cách Bảo Vệ Bản Thân Và Người Khác Trước Dịch Bệnh Covid 19