PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Nguyên Nhân Gây Ngứa Da Dị Ứng

Câu hỏi:

 

Chào bác sĩ em bị ngứa nổi mề đay 3 bữa nay rồi mà uống thuốc hiệu Bar nhưng không thuyên giảm mà vẫn bị nổi nhiều. Với lại những chỗ bị nổi nó làm em đau nhức trong xương không chịu nổi. Mong bác sĩ tư vấn cho em biết phải làm sao mới trị hết bệnh ạ. Trân thành cảm ơn bác sĩ nhiều.

 

Trả lời:

 

Chào em, sẽ rất khó chịu khi gặp phải tình trạng bệnh như em vừa ngứa nổi mề đay lại còn đau nhức sâu bên trong. Bác sĩ tư vấn cho em như sau nhé.

 

1. Ngứa da dị ứng là gì?

 

Ngứa da dị ứng hay còn được gọi là viêm da dị ứng có rất nhiều biểu hiện phong phú không đặc trưng như có người bệnh thì nổi mề đay mảng to, có người thì mề đay mảng nhỏ cũng có khi là những hạt / hột nhỏ li ti sần sùi da hay mẩn đỏ chìm dưới da. Thậm chí có người ngứa da nhưng trên da không hề có sự thay đổi nào so với bình thường.

 

>> Xem Thêm: Câu Chuyện Khách Hàng

 

ngứa da dị ứng
Ngứa da dị ứng

 

2. Nguyên nhân gây ngứa

 

Nguyên nhân làm cho người bệnh bị ngứa là do trong cơ thể bị kích thích sinh ra chất gây ngứa – histamine, chất này xuất hiện khi trong cơ thể có xuất hiện dị nguyên lạ gây độc cho cơ thể con người.

 

Nguyên nhân gây ngứa mà do cơ thể tạo ra histamine thì lại rất nhiều nguyên nhân: Dị ứng môi trường, thời tiết, thức ăn, bụi mạt nhà Bloom tropicalis…; Do nhiễm giun sán ký sinh trùng gây ngứa có thể là ký sinh trùng trong máu hay nội tạng hoặc là ký sinh trùng ký sinh trực tiếp ngoài da, cũng có trường hợp ngứa da dị ứng do rối loạn chức năng gan hoặc 1 nội tạng nào trong cơ thể.

 

Trường hợp bị nhiễm giun sán ký sinh trùng gây ngứa da dị ứng nổi mề đay thì thuốc Bar sẽ không điều trị được em nhé. Hiện nay thường gặp nhất là mọi người hay kể với nhau là bị nhiễm sán chó. Sán chó hay còn gọi là Giun đũa chó mèo ( Toxocara canis và T.Cati) đây là 1 loại giun tròn ký sinh trong đường ruột chó mèo nhưng khi xâm nhập vào cơ thể người thì tồn tại ở dạng ấu trùng trong máu có thể có cả ấu trùng ký sinh ở các tạng như tim gan não phổi…. Nguyên nhân gây nhiễm bệnh là khi con người nuột phải trứng giun đũa chó mèo. Sau đó trứng nở thành ấu trùng và xuyên qua thành ruột để chui vào trong máu đến các cơ quan như gan, tim, phổi , não, cơ, mắt… Vì giun đũa chó không phải ký sinh của người nên khi tồn tại trong cơ thể người nó chỉ phát triển đến giai đoạn ấu trùng.

 

>> Xem Thêm: 5 Bệnh Dễ Mắc Phải Vào Mùa Mưa

 

3. Triệu chứng nhiễm sán chó

 

Triệu chứng nhiễm sán chó thì rất đa dạng và không đặc trưng. Hiện nay thì có 2 thể lâm sàng khi nhiễm ấu trùng sán chó đó là hội chứng ấu trùng di chuyển nổi tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển tới mắt.Ở bệnh nhân có hội chúng ấu trùng di chuyển nội tạng thì thì người bệnh có thể có sốt, ngứa da dị ứng, đau nhức cơ thể, ho đờm kéo dài, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, gan to…. Trong hội chứng ấu trùng di chuyển tới mắt làm bệnh nhân viêm mắt kéo dài, giảm thị lực. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không biểu hiện triệu chứng mà chỉ vô tình phát hiện ra khi khám sức khỏe định kỳ.

 

>> Xem Thêm: Túi Mật Và Các Vấn Đề Cần Lưu Ý

 

Triệu chứng nhiễm sán chó
Triệu chứng nhiễm sán chó

 

4. Chuẩn đoán nhiễm giun sán ký sinh trùng

 

Việc chẩn đoán nhiễm giun sán ký sinh trùng thì ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở các bệnh nhân nhiễm giun sán ký sinh trùng cũng như người bệnh có tiếp xúc nguồn bệnh thì cần có xét nghiệm máu chẩn đoán chính xác. Dựa vào chỉ số kháng thể chống Toxocara spp để chẩn đoán bệnh nhân có nhiễm bệnh hay không, ngoài ra có thể có bạch cầu ái toan trong ng thức máu tăng cao.

 

Khi đã tìm ra bệnh do giun sán ký sinh trùng gây ra thì việc điều trị sẽ rất đơn giản. Có thể dùng các thuốc sau đây: Albendazole, Menbendazole, Ivermectin, Thiabendazole…kèm theo đó là các thuốc phối hợp để điều trị triệu chứng kèm theo như mề đay dị ứng, đau nhức cơ thể, rối loạn tiêu hóa, giảm thị lực mắt…

 

5. Phòng chống bệnh

 

Trên hết hiện nay Bộ Y Tế vẫn đang tăng cường trong việc giáo dục người dân trong phòng chống bệnh lây truyền từ chó mèo như:

  • Không ăn rau sống mà chưa được rửa sạch, không ăn đồ ăn nấu chưa chín kỹ.
  • Rửa tay sau khi tiếp xúc chó mèo, hạn chế tiếp xúc chó mèo.
  • Thu dọn sạch sẽ phân và các chất nôn của chó mèo đúng quy định.
  • Tẩy giun cho chó mèo, nhất là với chó mèo mới sinh và vài tháng tuổi.

 

Như vậy ở trường hợp của em em nên đi khám và tìm nguyên nhân gây bệnh từ đó sớm chữa khỏi bệnh em nhé.

 

ký sinh trùng
Ký sinh trùng

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 6 | Tổng truy cập: 410812
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/