Nhiễm giun sán nếu biết thì sẽ trị bệnh rất nhanh chóng và an toàn. Triệu chứng của bệnh cũng không quá nặng nề. Đặc biệt ở trẻ em nhiễm giun sán thì chủ yếu là những bệnh đơn giản. Nhưng nếu gia đình không phát hiện sớm có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Do vậy ba mẹ cần biết được nguyên nhân thường gây bệnh giun sán. Cũng như các triệu chứng thường gặp bệnh giun sán để phát hiện sớm và điều trị bệnh. Cùng Phòng Khám Minh Phúc tìm hiểu qua nhé!
1. Nguyên nhân gây bệnh giun sán ở trẻ em
Ở nước ta trẻ em độ tuổi 3-10 tuổi thường có tới 70-80% bị nhiễm giun sán ký sinh trùng. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm giun sán cũng có rất nhiều như là:
- Ăn thức ăn mất vệ sinh, chưa được nấu chín kỹ như các loại rau sống không được rửa sạch, gỏi cuốn, shushi… Trong thức ăn luôn có các loại trứng ấu trùng tồn tại trong những lá rau hoặc trong thịt như sán chó mèo, ấu trùng sán gạo heo, sán dây, sán lá gan lớn nhỏ… Đây là những ký sinh trùng có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nếu có nhiễm bệnh mà không được phát hiện sớm.
- Trẻ không được tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần. Rất nhiều ba mẹ thường xuyên quên dùng thuốc tẩy giun định kỳ cho con trong khi trẻ em thì luôn hiếu động, nghịch ngợm. Và cơ thể chưa hoàn thiện nên dễ dàng nhiễm giun sán và bị giun sán tấn công nặng hơn người lớn. Các gia đình đều nên tẩy giun định kỳ cho cả gia đình kể cả trẻ em từ trên 1 tuổi.
- Hiện nay rất nhiều gia đình vẫn nuôi và có thói quen sinh hoạt ăn uống ngủ cùng chó mèo. Trong khi chó mèo hay một số loại động vất khác lại là vật chủ của rất nhiều loại giun sán nguy hiểm. Trứng của các loại giun khi được phát tán ra môi trường bên ngoài cũng có khả năng tồn tại khắp nơi và gây bệnh cho người khi vô tình nuốt phải.
- Thói quen sinh hoạt của trẻ như là hay bò lê dưới đất. Hay ngậm mút cắn móng tay cũng là một nguyên nhân dễ bị nhiễm giun sán. Nhiều trẻ em không được hướng dẫn rửa tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh. Nên yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh lại càng cao.
- Môi trường sống không sạch sẽ, tích tụ nhiều chất bẩn trên giường chiếu, nệm, sân chơi, đồ chơi của trẻ. Phóng uế, vứt rác bừa bãi cũng là yếu tố giúp trứng ấu trùng giun sán được phát tán rộng rãi
- Thường có 1 số loại giun sán có thể gây bệnh từ người qua người qua các vật trung gian như tay, chân…
2. Biểu hiện để phát hiện trẻ đã bị nhiễm giun sán
Trẻ em ở các nước nhiệt đới hay cận nhiệt đới, các nước đang phát triển, các nước phát triên nhiều về nông nghiệp thường mắc các loại giun sán nhiều hơn các khu vực khác. Theo ghi nhận hiện nay thì có giun đũa chó mèo, giun lươn, giun kim, giun đũa… Thậm chí có trẻ còn nhiễm 2-3 loại giun sán cùng một lúc do chúng có thể cùng tồn tại ở một môi trường.
- Giun đũa chó mèo hay còn được gọi là sán chó mèo thì triệu chứng thường gặp là ngứa da dị ứng nổi mề đay, ngoài ra có ngứa mắt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu…
- Giun kim biểu hiện đặc trưng nhất là trẻ hay gãi hậu môn, đêm ngứa trằn trọc không ngủ được. Quan sát có thể thấy giun kim bò ra khỏi lỗ hậu môn để đẻ trứng. Đặc biệt giun kim dễ tái đi tái lại nhiều lần.
- Giun lươn hay tấn công vào đường tiêu hóa, triệu chứng có thể có đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, chướng bụng đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài ngoài ra cũng có trường hợp dị ứng ngứa toàn thân…
- Giun đũa có biểu hiện đặc trưng là ho khan kèm theo khó thở của hội chứng Loeffler, chụp Xquang có thể thấy hình ảnh thâm nhiễm của phổi. Trẻ nhiễm giun đũa thường có đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, có trường hợp nặng tạo thành búi giun gây tắc ruột. Ngoài ra có thể có phù, dị ứng, nổi mẩn đỏ…
- Giun tóc ở thể nhẹ khó phát hiện triệu chứng, nặng nề có thể gây thiếu máu, sa trực tràng…
Mỗi gia đình cần có ý thức bảo vệ cho con mình bằng việc tẩy giun định kỳ, dọn dẹp vệ sinh nhà ở. Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt tốt và ăn uống lành mạnh. Sớm phát hiện những bất thường ở trẻ để kịp thời đi khám và điều trị sớm.
Bs Lê Thị Hương Giang
- Thiếu Máu Và Nhiễm Giun Đũa Chó Toxocara Spp
- Các Triệu Chứng Bệnh Khi Nhiễm Sán Chó
- Các Biến Chứng Của Bệnh Sán Chó
- Biểu Hiện Nào Cho Thấy Bạn Đã Bị Nhiễm Sán Chó ?
- Nguyên Nhân Gây Nên Bệnh Sán Chó Mèo
- Đau Bụng Giun Ở Trẻ: Biểu Hiện Và Cách Chữa Trị
- Lý Do Có Nhiều Giun Sán Ký Sinh Trùng? Các Biện Pháp Phòng Bệnh Giun Sán
- Câu Hỏi Tư Vấn Về Bệnh Giun Đũa Chó
- Các Loại Giun Truyền Qua Đất: Bạn Đã Biết Chưa?
- Bệnh Giun Đũa Nguy Hiểm Như Thế Nào?
- Bệnh Sán Chó Có Triệu Chứng Gì?
- Cần Làm Gì Để Không Bị Nhiễm Bệnh Giun Đũa Chó Mèo (Toxocara Spp)