1. Giới thiệu và định nghĩa
- Lăn kim là phương pháp thẩm mỹ ra đời từ những năm 1995-2000, đây là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn đang trở nên phổ biến nhờ tính đơn giản, an toàn và hiệu quả cao.
- Lúc mởi ra đời thì lăn kim chỉ định cho trẻ hoá da, nếp nhăn nhưng hiện nay thì lăn kim được chứng minh hiệu quả trong điều trị sẹo, rạn da, rụng tóc, tăng tiết mồ hôi, thu nhỏ lỗ chân lông, trị mụn ẩn…
- Là phương pháp sử dụng một loại dụng cụ là con lăn hay bút lăn đặc biệt có chứa nhiều đầu kim siêu nhỏ. Những đầu kim này làm bằng thép không gỉ, vô khuẩn, có chiều dài từ 0.25 cm đến 3 cm.
2. Cơ chế tác dụng
- Các đầu kim sẽ tạo những tổn thương vi điểm cực kì nhỏ trên da từ đó tạo ra tác dụng tái tạo da thông qua tiến trình lành thương. Những tổn thương này gây tổn thương thượng bì một cách tối thiểu.
- Quá trình lành thương sẽ là tại những vi chấn thương này sẽ được kích thích, tăng sinh và tái tổ chức. Lúc này các yếu tố tăng trưởng có nguồn gốc từ tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi, yếu tố tăng trưởng chuyển alpha và beta. Cùng với đó là sự tân tạo mạch máu và collagen xảy ra đồng thời do vậy hiệu quả là một làn da tươi mới sẽ xuất hiện sau vài tuần tới vài tháng.
>> Xem thêm: Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó
- Các tổn thương vi điểm cực nhỏ còn đóng vai trò là kênh dẫn các dưỡng chất trực tiếp vào các lớp khác nhau của da do vậy thường lăn kim kèm theo dưỡng chất như huyết thanh giàu tiểu cầu PRP,…
3. Chỉ định điều trị
- Nổi bật nhất được nói tới là công dụng trong điều trị nếp nhăn và trẻ hoá da. Kỹ thuật lăn kim gây tái tổ chức của những sợi collagen hiện hữu và kích thích tăng sinh collagen, eslastin của lớp bì làm da săn chắc hơn. Hiệu quả đạt được sau 2-3 lần điều trị và tối ưu sau 3-6 lần điều trị
>> Xem thêm: Bệnh Rận Mu Và Những Điều Bạn Nên Biết
4. Tác dụng phụ và chống chỉ định
-
TRONG KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT
◦ Đau rát
◦ Xuất huyết
◦ Đỏ da
-
SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT
◦ Đau rát, Ngứa, Đỏ da, Bong vảy…
◦ Nhiễm trùng: hiếm gặp. Phòng ngừa bằng kháng sinh tại chỗ
-
BIẾN CHỨNG MUỘN
◦ Tăng sắc tố sau viêm: hiếm gặp. Phòng tránh bằng dùng kem chống nắng có
chỉ số SPF từ 30 trở lên.
◦ Tạo sẹo sau điều trị: hiếm gặp
Bác Sĩ Lê Thị Hương Giang
Nguồn tham khảo: Tài liệu Thẩm mỹ nội khoa – ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
- Ứng Dụng Công Nghệ IPL Trong Điều Trị Một Số Bệnh Da Liễu
- Sử Dụng Kem Dưỡng Ẩm Như Thế Nào Khi Có Bệnh Lý Da Viêm
- Tầm Quan Trọng Của Việc Chăm Sóc Da
- Lăn Kim Trong Điều Trị Lỗ Chân Lông To? Hiệu Quả Sau Bao Lâu?
- Trẻ Hóa Vùng Mắt
- 4 Lợi Ích Của Phương Pháp Mesotheraphy Trong Điều Trị Nám Da
- Viêm Da Cơ Địa Là Gì?
- Tác Dụng Của Đèn Ánh Sáng Sinh Học LED
- Tiếp Cận Bệnh Nhân Ngứa Da Dị Ứng Chưa Rõ Nguyên Nhân
- Điều Trị Mụn Bằng Phương Pháp Không Dùng Thuốc
- Ứng Dụng Huyết Tương Giàu Tiểu Cầu PRP Trong Điều Trị Thẩm Mỹ
- Chàm Da Là Gì?