PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Điều Trị Mụn Bằng Phương Pháp Không Dùng Thuốc Sẽ Như Thế Nào?

Mụn trứng cá là bệnh lý viêm mạn tính ở đơn vị nang lông, tuyến bã. Có khoảng 80% - 90% người ở độ tuổi từ 13-25 tuổi có biểu hiện mụn trứng cá. Trong đó 30 % cần điều trị. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát trong đa số trường hợp. Nhưng vị trí tổn thương thường ở vùng mặt gây ảnh hưởng đến phương diện thẩm mỹ, tâm lý, kém tự tin trong giao tiếp. Từ đó tác động xấu lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 

Việc điều trị mụn trứng cá chủ yếu sử dụng các sản phẩm thuốc thoa. Kết hợp với thuốc uống điều trị đem lại kết quả khả quan trong hầu hết các trường hợp. Bên cạnh đó, các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da cũng thường được phối hợp nhằm gia tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị như khô da, kích ứng da, nhạy cảm ánh sáng. Mặt khác, các phương pháp điều trị hỗ trợ như đèn LED, ánh sáng xung cực mạnh (IPL), thay da bằng hóa chất cũng được sử dụng khá rộng rãi như là những biện pháp điều trị mụn không dùng thuốc phối hợp. Hoặc thay thế cho thuốc trong những trường hợp chỉ định đặc biệt như mang thai hoặc có chống chỉ định dùng thuốc uống

 

1. Led trong điều trị mụn

 

LED là chữ viết tắt của Light Emitting Diodes, nghĩa là ánh sáng phát ra từ đèn bán dẫn. Ánh sáng phát ra của đèn LED có màu sắc được xác định bởi dải khe giữa các chất liệu bán dẫn khác nhau dùng chế tạo nên diode. Các màu sắc ánh sáng phổ biến của LED là đỏ, xanh lá, vàng và xanh dương.

 

Phương pháp điều trị bằng LED được chứng minh tính an toàn, hiệu quả cho nhiều chỉ định như trẻ hóa da, mụn trứng cá, hỗ trợ lành thương, giảm đau. Ưu điểm của phương pháp không xâm lấn, không gây khó chịu cho nhiều chỉ định.

 

>> Xem Thêm: Điều Trị Lỗ Chân Lông To Bằng Phương Pháp Lăn Kim

 

Led trong điều trị mụn
Điều Trị Mụn Bằng LED

 

1.1. Các loại ánh sáng LED

 

  • LED ánh sáng xanh (Blue light LEDs), bước sóng khoảng 420 nm thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá

 

  • LED ánh sáng vàng (Yellow Light LEDs), bước sóng khoảng 590nm. Thường được sử dụng trong điều trị trẻ hóa da. Đèn LED ánh sáng đỏ (Red Light LEDs) thường có bước sóng 650nm - 660nm. Thường dùng trong điều trị bệnh lý dày sừng ánh sáng hoặc các tồn thương có nguy cơ ung thư hóa cao.

 

1.2. Cơ chế tác động của LED trong điều trị mụn trứng cá

 

  • LED ánh sáng xanh, bước sống với phổ bước sóng hẹp, cường độ ánh sáng cao đã được chứng minh là phương pháp điều trị hiệu quả cho mụn trứng cá. Nghiên cứu của Shnitkind và cộng sự cho thấy ánh sáng xanh có hiệu quả chống viêm do tác động giảm sản xuất interleukin-1 alpha và phần tử kết dính liên bảo 1.5. Ánh sáng xanh được cho là có tác động tiêu diệt hoặc biến đổi chức năng của vi khuẩn sinh mụn (P. acnes) nhờ đó làm giảm độ nặng của bệnh mụn. Đặc biệt là các trường hợp mụn viêm. Một số tác dụng phụ tạm thời của ánh sáng xanh có thể kể đến hiện tượng khô da, phù nề hoặc tăng sắc tố tạm thời.

 

  • Vi khuẩn sinh mụn có khả năng sinh ra porphyrin nội sinh, thành phần chính chuyển thành coproporphyrin III. Cơ chế tác động chính của ánh sáng xanh trong điều trị mụn trứng cá được dựa trên cơ chế ánh sáng khi tiếp xúc với porphyrin. Do vi khuẩn sinh mụn tiết ra sẽ tạo thành phản ứng quang động tạo ra singlet oxygen có khả năng diệt khuẩn phản ứng này tác động khu trú trên các vi khuẩn và không gây ra tổn thương mô xung quanh.

 

>> Xem Thêm: Viêm Gan B: Những Điều Cần  Biết

 

2. Thay da bằng hóa chất trong điều trị mụn

 

Thay da bằng hóa chất là phương pháp tác động sử dụng các hóa chất có tính gây bong lột. Để thay mới bề mặt da nhằm đạt ng dụng trẻ hóa da, điều trị mụn hoặc tăng thấm thuốc qua da.

 

Có nhiều loại hoạt chất được sử dụng trong thay da bằng hóa chất có thể kể đến axit Salicyclic, axit Glycolic, axit Trichloracetic, axit Pyruvic, axit Lactic, axit Madelic, phenol. Đối với điều trị mụn, các hoạt chất thường được sử dụng thuộc nhóm Alpha - Hydroxy Acid (AHA) như axit glycolic, axit lactic, axit madelic và nhóm Beta- Hydroxy Acid (BHA) như axit salicylic.

 

Cơ chế tác động của các hoạt chất thay da trong điều trị mụn gồm làm giảm tiết bã nhờn, tiêu sừng, kháng khuẩn, kháng viêm. Và làm tăng tính thẩm thuốc giúp tăng hiệu quả của các thuốc bôi tại chỗ trong điều trị mụn

 

Thay da bằng hóa chất trong điều trị mụn
Thay Da Bằng Hóa Chất Trong Điều Trị Mụn

 

2.1. Alpha - Hydroxy Acid (AHA) trong điều trị mụn

 

  • AHA là một acid với một chức rượu (gốc hydroxy) có cấu trúc phân tử là R-CHOH-COOH. AHA hiện diện tự nhiên trong nhiều loại trái cây và thực vật. Về đặc tính hóa học AHA có khả năng hòa tan trong nước nhưng không tan trong dầu.

 

  • Ở nồng độ thấp, AHA có ng dụng chính là giữ ẩm da. AHA có khả năng biến đổi tế bảo sừng thành các amino acid. Là những yếu tố căn bản để tạo ẩm và làm cho da mềm mại. AHA còn giúp tăng sản xuất các glycosaminoglycans, một phân tử có áp lực với nước do đó làm tăng khả năng giữ nước trong các tầng sừng, làm tăng độ mềm dẻo của da.

 

  • Ở nồng độ cao, AHA có khả năng gây lột tẩy da. AHA thấp hơn độ pH của da làm thay đổi. Sự gắn kết của chất sừng bằng hoạt động liên kết ion nhờ đó là tăng bong tróc tăng đỗ mới lớp da bề mặt. AHA thành phần từ 12 đến 15% được dùng trong trường hợp da bị thâm sạm và sẹo mụn.

 

>> Xem Thêm: Bị Ngứa Da Do Giun Sán

 

Alpha - Hydroxy Acid (AHA) trong điều trị mụn
AHA Trong Điều Trị Mụn

 

2.2. Beta - Hydroxy Acid (BHA) trong điều trị mụn

 

  • Hoạt chất BHA thường dùng trong điều trị mụn là axit Salicyclic (SA). SA là một axit có khả năng tan trong lipit nhờ đó thấm sâu vào lỗ nang long

 

  • Cơ chế tác động của SA nhờ khả năng phá vỡ các liên kết giữa các tế bào sừng giúp giảm tắc nghẽn. Ngoài ra, hoạt chất còn có ng dụng là sáng da, kháng viêm, kháng khuẩn. Giúp kiểm soát nhờn và làm gia tăng tính thấm của thuốc qua da

 

  • SA thích hợp sử dụng trong điều trị nhân trứng cá đóng, nhân trứng cá mở, sẩn - mụn mủ cũng như dụng trong điều trị giảm thâm sau mụn. Nồng độ SA sử dụng trong thay da bằng hóa chất để điều trị mụn thường ở mức 20%.

 

>> Xem Thêm: Nhiễm Sán Chó Có Mang Thai Được Không?

Beta - Hydroxy Acid (BHA) trong điều trị mụn
BHA Trong Điều Trị Mụn

 

2.3. Quy trình thực hiện thay da bằng hóa chất trong điều trị mụn thường bao gồm các bước cơ bản sau:

 

  • Bước 1: Vệ sinh da
  • Bước 2: Bảo vệ những vùng da nhạy cảm như quanh mắt, khóe mũi, khóe miệng bằng các sản phẩm dưỡng ẩm, thường sử dụng là vaselin.
  • Bước 3: Thoa dung dịch peel và quan sát phản ứng da
  • Bước 4: Trung hòa hoạt chất peel bằng sản phẩm trung hòa hoặc nước
  • Bước 5: Chăm sóc làm dịu da sau khi peel:

                                + Đắp khăn lạnh hoặc mặt nạ lạnh làm dịu da trong 10-15 phút

                       + Thoa sản phẩm dưỡng ẩm- phục hồi da

                         + Thoa kem chống nắng bảo vệ da dưới ánh nắng

  • Bước 6: Chăm sóc tại nhà:

                          + Hạn chế sử dụng thêm các sản phẩm có khả năng gây bong tróc, khô da như tẩy tế bảo chết, thuốc thoa trị mụn có chứa thành phần gây bong lột (vd Tretinoin).

                          + Sử dụng kem dưỡng ẩm phục hồi da hàng ngày vào buổi sáng và tối.

                          + Tránh nắng kỹ và sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khi ra nắng.

                          + Khi da đã bong lột hết (thường sal từ 7-10 ngày) có thể quay trở lại chế độ chăm sóc da như bình thường.

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 48 | Tổng truy cập: 368901
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/