PHÒNG KHÁM MINH PHÚC, 74 Bắc Hải, Phường 6, Q. Tân Bình, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0988705868

Điều Trị Nám Da Bằng Dược - Mỹ Phẩm

1. Sạm da là gì?

 

Sạm da (hay còn gọi là nám má) là bệnh lý mắc phải phổ biến trên thế giới. Đặc trưng bởi tăng sắc tố không đều, không đối xứng ở vùng da phơi bày ánh sáng (đặc biệt là ở mặt). Bệnh thường gặp ở nữ giới châu Á (9 – 40% dân số).

 

Bệnh gây ra nhiều vấn đề thẩm mỹ và tâm lý, làm giảm chất lượng sống của các bệnh nhân không may mắc bệnh này. Một số yếu tố có tác động đến diễn tiến bệnh: Tia cực tím, hormone nữ, yếu tố di truyền. Tuy nhiên, hiểu biết về sinh lý bệnh sạm da vẫn chưa được rõ ràng.

 

Các bước điều trị sạm da gồm: thuốc bôi, lột da bằng hóa chất và thiết bị phát năng lượng. Thuốc bôi là phương pháp điều trị tiện dụng và là điều trị đầu tay của sạm da, phù hợp trên những bệnh nhân có sạm da nông.

 

>> Xem Thêm: Bệnh Nấm Ngoài Da

sạm da
Sạm Da

 

2. Nguyên Nhân Bị Nám Da

 

2.1. Tế bào bắc tổ

 

Tia UV có thể khiến hắc tổ bào bộc lộ nhiều thụ thể đối với melanocytestimulating hormone (MSH-một hormone có vai trò kích thích tổng hợp melanin). Và phân tách proopiomelanocortin (POMC) thành peptides a-melanocyte stimulating hormone (a -MSH) và adrenocorticotropic hormone (ACTH). Khi các peptide này gắn vào thụ thể, chúng tăng nồng độ cAMP nội bào và kích thích men tyrosinase tổng hợp sắc tố.

 

2.2. Lão hóa da do ánh nắng

 

UVB có thể kích thích tế bào sừng tăng số lượng hắc tố bảo bằng các hormone. Ví dụ như inducible nitric oxide synthase (NOS). UVB còn khiến tế bảo sừng sản xuất plasmin, enzyme làm tăng nồng độ arachidonic acid và alpha-MSH -> tăng tổng hợp melanin.

 

>> Xem Thêm: 7 Màu Ánh Sáng Sinh Học Có Tác Dụng Như Thế Nào?

 

2.3. Dưỡng bào và tân mạch

 

Số lượng dưỡng bảo tăng ở sang thương sạm da. UV kích hoạt giải phóng histamine từ các tế bào này, gắn vào thụ thể H2 và kích hoạt con đường tyrosinase. Phát hiện này làm rõ mối liên quan giữa quá trình viêm do UV và tăng sắc tố xảy ra sau đó. Dưỡng bảo tiết các chất như: vascular endothelial growth factor (VEGF), fibroblast growth factor-2 (FGF-2), và transforming growth factor-B (TGF-B). Đây đều là các yếu tố thúc đẩy tạo mạch máu, một đặc điểm nổi trội khác ở sang thương sạm da.

 

2.4. Tổn thương màng đáy

 

Bất thường mảng đây thượng bì chiếm vai trò quan trọng trọng trong sinh lý bệnh sạm da. Tia UV có thể kích hoạt matrix metalloproteinase (MMP2 và MMP9) để phân giải collagen tip IV và VI ở màng đáy. Khi màng đáy bị tổn thương, các tế bào hắc tố có thể di chuyển xuống lớp bì. Khiến cho sạm da trở nên dai dẳng và dễ tái phát sau điều trị.

 

2.5. Phản ứng viêm ở lớp bì

 

Tiếp xúc lâu dài với tia UV gây viêm lớp bì và kích hoặt các nguyên bào sợi. Các nguyên bào sợi tiết stem cell factor (SCF), chất có thể kích thích tạo melanin ở thượng bì bên trên vị trị tổn thương. Thụ thể của SCF cũng có nhiều ở sang thương sạm da. Kích hoạt thụ thể sẽ dẫn đến khởi động con đường tyrosine kinase chịu trách nhiệm tổng hợp melanin. Viêm lớp bì cũng dẫn đến tăng tổng hợp of COX-2 và prostaglandins. Chúng cũng kích thích quá trình tổng hợp melanin.

 

2.6. Ảnh hưởng của estrogen

 

Estrogen ngoài kích thích men tyrosinase còn tham gia vào quá trình trao đổi ion, thúc đẩy vận chuyển melanosome.

 

Nguyên nhân nám da
Nguyên Nhân Bị Nám Da

 

3. Tổng quan điều trị sạm da

 

  • Sinh lý bệnh phức tạp và tinh hay tái phát gây nhiều khó khăn cho các phương pháp trị liệu. Điều trị hiện tại gồm: thuốc bôi, lột da bằng hóa chất, lazer, thuốc hệ thống.

 

  • Chống nắng rất quan trọng để ngừa tái phát và tránh làm nặng hơn tình trạng da sẵn có. Kem chống nắng phù hợp là UVA+UVB, SPF >30. Thêm thành phần kẽm oxide, titanium dioxide, sắt oxide (bảo vệ được cả ánh sáng nhìn thấy được, đặc biệt là ánh sáng xanh da trời). Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời gian cao điểm, bôi kem chống nắng trước 30 phút.

 

  • Thuốc bôi điều trị giảm sắc tố vẫn là lựa chọn thiết yếu trong điều trị sạm da. Hydroquinone (HQ) là chất ngăn cản tiền chất 1-3,4-dihydroxyphenylalanine thành melanin. Dù phổ biến nhưng vì nhiều TDKMM (exogenous ochronosis, mất sắc tố lâu dài, nguy cơ ung thư) nên dần được thay thế bởi các thuốc bôi khác an toàn hơn. 4-n- butylresorcinol, niacinamide, ascorbic acid, resveratrol, azelaic acid và kojic acid là các lựa chọn thay thế không có TDKMM nặng nề. Mặc dù vậy, điều trị bằng thuốc bôi đơn thuần không thể giúp phục hồi làn da bị lão hóa do ánh nắng. Điều trị chống lão hóa nên được kết hợp với thuốc bôi để hạn chế tái phát do các rối loạn bất thường này.

 

>> Xem Thêm: Nên Lựa Chọn Cấp Độ Peel Da Nào Phù Hợp Với Bạn?

 

  • Công thức kết hợp 4% HQ, 0.05% tretinoin và 0.01% flucinolone acetonide là sản phẩm duy nhất chứ HQ được FDA đồng ý trong điều trị sạm da. Tretinoin không chỉ làm giảm sắc tố mà còn có tác dụng chống lão hóa. Corticoid có tác dụng chống viêm, một thành phần trong bệnh sinh của sạm da.

 

  • Azelaic acid có tác dụng kháng viêm và giảm sắc tố. Trên nguyên bào sợi ở lớp bì, azelain acid có thể đảo ngược tác động của lão hóa do PUVA. Đối vận Wnt, gồm cardamonin và fingolimod, cũng có khả năng ức chế quá trình tổng hợp melanin trong nghiên cứu in vitro.

 

  • Tranexamic acid (TXA), một chất ức chế plasmin, đang ngày được sử dụng rộng rãi, có ở dạng uống, bôi và tiêm. Plasmin, do tế bào sừng tiết ra dưới tác động tia UV, làm tăng nồng độ arachidonic acid và prostaglandin -> tăng tổng hợp melanin. Thêm vào đó, plasmin còn giúp VEGF chuyển dạng thành dạng tự do hoạt động, kích thích sinh mạch máu. Tranexamic acid là lựa chọn mới nhắm vào sự tạo mạch ở sang thương sạm da. Ở dạng bội thì tranexamic có thể tránh được nguy cơ huyết khối và có hiệu quả tương tự hydroquinone với TDKMM ít hơn. Dạng bôi có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với tiêm vi điểm, tiêm trong da, CO2 laser vi điểm để hỗ trợ thẩm thẩu. Tuy nhiên, bằng chứng hiệu quả vẫn còn ít.

 

  • Điều trị sạm da với intense-pulsed light (IPL), fractional 1550-nm non-ablative laser, Q-switched neodymium-doped yttrium aluminium garnet laser (QSNYL), pulsed dye laser (PDL) và copper-bromide laser cho kết quả tích cực. Kỹ thuật Laser toning sử dụng a ánh sáng đồng bộ, mật độ năng lượng thấp 1064-nm QSNYL phá hủy các melanosome và làm tổn thương các tua gai của tế bào hắc tổ mà không làm tổn hại đến toàn bộ tế bào hắc tố. Tuy nhiên, năng lượng tích lũy do điều trị lặp lại dẫn đến các dát mất sắc tố, nhìn giống như sẹo. Picosecond laser, kỹ thuật cho mức đỉnh năng lượng cao với cùng một mức năng lượng, ít tản nhiệt ra mô xung quanh hơn khi so với nanosecond lasers truyền thống. Cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá phương pháp này.

 

  • Lazer cũng như IPL có thể phân giải melanin nhưng không làm thay đổi bệnh sinh đó tái phát là điều thường gặp nếu dùng đơn trị. Thêm vào đó, lazer năng lượng cao sẽ làm tổn thương màng đáy. Tạo điều kiện thuận lợi để melanin  lan xuống lớp bì nên cần tránh sử dụng.

 

  • Sóng siêu âm hội tụ năng lượng cao với 1.5-mm transducer giảm tăng sắc tố do tia UVB gây ra. Sang thương đông nhiệt, được tạo ra bởi năng lượng sóng âm bên dưới màng đây được cho là sẽ loại bỏ melanin. Thêm vào đó, biến tính collagen còn giúp cải thiện độ đàn hồi, giúp da tươi trẻ hơn sau điều trị

 

  • Lột da bằng hóa chất cũng là phương pháp phổ biến. Đây là phương pháp gây ly gai có kiểm soát nhằm thúc đẩy làm mới thượng bì và loại bỏ sắc tố sẵn có, cản trở sự vận chuyển của melanosomes. Kết quả sẽ không cao nếu bệnh nhân là người có típ da tối màu (Fitzpatrick skin types III-IV) do nguy cơ cao tăng sắc tố sau viêm.

 

  • Các thuốc mới phát triển theo hướng nhắm vào mục tiêu cụ thể trong bệnh học sạm da. Metformin, thuốc điều trị đái tháo đường, có thể làm giảm nồng độ cAMP nội bào, giảm lượng melanin được tổng hợp trong tế bào hắc tố. Thuốc ức chế bơm proton, dùng trong điều trị bệnh lý viêm dạ dày, cũng có thể ngăn cản tổng hợp melanin khi dùng đường bôi. Cơ chế được cho là ngăn cản tyrosine kết hợp với nguyên tử    đồng -> phân hủy tyrosine. Các dạng thuốc bôi kết hợp chất đối kháng estrogen và VEGF nhắm vào cả tổng hợp melanin và sinh mạch máu cũng đang được nghiên cứu. 

 

sạm da tuổi trung niên
Sạm Da Tuổi Trung Niên

 

4. Dược Mỹ Phẩm Trong Điều Trị Sạm Da

 

4.1. Cơ chế và tác dụng không mong muốn của dược – mỹ phẩm thường dùng

 

Bảng Cơ chế và tác dụng không mong muốn của dược – mỹ phẩm thường dùng:

 

Tên

Cơ chế

 

TDKMM

 

Hydroquinone

Ức chế tyrosinase

Hồng ban, kích ứng, nguy cơ ung thư, ochronosis ngoại sinh

Azelaic acid

Ức chế tyrosinase

Châm chích, ngứa, rát bỏng, khô da

Kojic acid

Ức chế tyrosinase

Viêm da tiếp xúc

Ascorbic acid

ức chế ROS

Không TDKMM đáng kể

Retinoids

Giảm tyrosinase

Kích ứng, khô da, tăng sắc tố

Corticosteroid

Kháng viêm, ức chế không chon lọc tỏng hợp melanin

 

Niacinamide

Ức chế vận chuyển melanasome

Kích ứng da

Licorice

Melanin dispersion, tyrosinase inhibition

Không TDKMM đáng kể

Undecylenoyl phenylalanine

Đối vận thụ thể hormone

Không TDKMM đáng kể

4-N- butylresorcinol

Ức chế tyrosinase, chống oxy hoá, kháng viêm

Hồng ban nhẹ, ngứa

Soybean

Ức chế vận chuyển melanasome

Không TDKMM đáng kể

Arbutin

Ức chế tyrosinase

Kích ứng da

Glucosamine

Ức chế tyrosinase

Hồng ban

Mequinol

Ức chế tyrosinase

Kích ứng, đỏ da, tróc vảy

 

Lạm dụng dược – mỹ phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng xạm da. Không chỉ các bệnh da gây viêm mà bản thân thuốc bôi cũng có thể khiến sạm da khó kiểm soát. Nhìn chung, nguy cơ của dược- mỹ phẩm là không rõ ràng . Các sản phẩm được sản xuất cầu kỳ thường dễ dung nạp, ít TDKMM. Nếu TDKMM xảy ra thì đều dễ xử lý, Tuy nhiên. Các nguy cơ về kích ứng ,dị ứng , bỏng, tăng sắc tố sau viêm và sóc phản vệ đều có thể xảy ra.

 

4.2. Tiên lượng

 

Không thể tiên lượng đáp ứng sau sử dụng trên mọi bệnh nhân. Tiên lượng điều trị trên bệnh nhân sạm da nằm ở :

  • Độ sâu của sang lượng, độ hoạt động của sắc tố bào, yếu tố thúc đẩy của bệnh.
  • Tính nhạy cảm của da đối với được-mỹ phẩm, sự tuân thủ với các phương pháp điều trị nói chung và được - mỹ phẩm nói riêng, kinh phí phù hợp.
  •  Chất lượng dược - mỹ phẩm, giá cả, hiệu quả, độ dung nạp, nguy cơ TDKMM khi sử dụng lâu dài.

 

5. Phối hợp điều trị sạm da với dược - mỹ phẩm

 

5.1. Kết hợp chất chống oxy hóa và kem chống nắng 

 

Bên cạnh tia cực tím, ánh sáng nhìn thấy được (380-700nm) và ánh sáng có bước sóng dài (750–1400 nm) có thể tạo ra các gốc oxy hóa (ROS) mà kem chống nắng vô cơ và tổng hợp không thể bảo vệ hết được. Ước tính chỉ có khoảng 50% ROS được tạo bởi tia UV. Các chất chống oxy hóa nếu được thêm vào kem chống nắng có thể giúp tăng hiệu quả của SPF lên 1.7 lần với SPF 4 và 2.4 lần với SPF 15. Không chỉ làm sạch các ROS, các chất chống oxy hóa còn ức chế quá trình tổng hợp melanin có trung gian là ROS. Vitamin A, C, E, flavanone và các chiết xuất thảo mộc thường được thêm vào kem chống nắng. Phối hợp kem chống nắng với các trang phục che chắc giúp bảo vệ da tốt hơn.

 

Nghiên cứu kéo dài 3 tháng cho thấy nếu chỉ dùng kem chống nắng trên vùng mặt thì nồng độ vitamin D không thay đổi. Tuy nhiên, nghiên cứu trên 215 bệnh nhân melanoma, vốn cần được che nắng rất kỹ lại cho thầy chỉ có1/4 bệnh nhân có nồng độ vitamin D bình thường trong máu.

 

Đây là nguy cơ tiềm ẩn nếu tránh nắng quá kỹ.

 

>> Xem Thêm: Chemical Peel Có Dành Cho Da Nhạy Cảm Hay Không?

 

5.2. Phối hợp với thuốc bôi

 

Nhiều chất có các cơ chế khác nhau có thể đồng thời tác động vào sạm da. Về lý thuyết, phối hợp các loại thuốc bôi sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, TDKMM của thành phần này này có thể được khắc phục bởi các thành phần khác. Ví dụ như corticoid làm giảm tính kích ứng của Họ và retinoid và retinoid sẽ ngăn ngừa teo da do corticoid. Nhiều chất làm sáng da cũng được kết hợp với kem chống nắng trên thị trường.

 

20% azelaic có it TDKMM về mặt lâu dài và hiệu quả tương đương 4% hydroquinone. Các phương pháp kết hợp với azelaic acid cũng được tìm hiểu. 20% azelaic acid dùng vào buổi sáng và 0.05% tretinoin dùng buổi tối sau 3 tháng cũng cho kết quả sáng da tốt. Azelaic acid (20%), mandelic acid (10%), phytic acid (5%), 4N butyl resorcinol (5%), và ferulic acid (2%) cũng có hiệu quả cao sau 6 tháng điều trị. Kết quả của các nghiên cứu phối hợp với azelaic acid đã làm rõ nhận định rằng hiệu quả của azelaic acid sẽ được cải thiện khi phối hợp với các thuốc bôi khác. Có vẻ như các dược - mỹ phẩm hiệu quả nhất đều có thành phần azelaic acid.

 

Nhiều sản phẩm kết hợp cũng được đưa ra thị trường. Hydroquinone thưởng là thành phần chính trong các sản phẩm này và glycolic acid, azelaic acid, kojic acid, retinoic acid, hoặc corticosteroids thường là các thành phần bổ sung. Kết hợp giữa các chất làm sáng da khác, tuy cũng có mặt trên thị trường, phần lớn đều chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả và TDKMM có ưu thế hơn từng thành phần đơn độc hay không.

 

Phối hợp với thuốc bôi điều trị sạm da
Phối Hợp Với Thuốc Bôi Điều Trị Sạm Da

 

6. Kết luận

 

Sạm da vẫn là vấn đề khó điều trị  và kiểm soát bệnh. Đặc điểm mô học cảu sạm da cho thấy đây không chỉ là bệnh lý của các tế bào sắc tố mà còn có nhiều yếu tố liên quan đến lão hoá cũng tham gia vào bẹnh sinh sạm da. Các phương pháp điều trị mới nên nhắm vào các cơ chế chống lão hoá, chống oxy hoá để tăng hiệu quả điều trị. Các con đường tính hiệu từ các tế bào sừng, nguyên bào sợi, nội mạc mạch máu cần được nghiên cứu thêm.

 

Thuốc bôi, thuốc uống và cả laser đơn trị đều không thể đảm bảo cải thiện sang thương sạm da. Riêng về thuốc bôi, cần phát hiện thêm nhiều thuốc bôi có hiệu quả cao và ít tác dụng không mong muốn hơn trong tương lai.

 

Dược - mỹ phẩm ra đời nhằm cung cấp thêm các lựa chọn hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân sạm da. Dược - mỹ phẩm có thể giúp thay thế điều trị truyền thống với HQ trong sạm da nhẹ và tham gia kiểm soát lâu dài sạm da nhờ ưu thế ít TDKMM. Trong tương lai, dược - mỹ phẩm có tiềm năng thay thế HQ, trở thành một trong những lựa chọn điều trị thiết yếu.

 

Bằng cách kết hợp với các phương pháp cổ điển (lột da bằng hóa chất, laser, thiết bị phát năng lượng), hiệu quả điều trị đã được nâng lên đáng kể, phù hợp với nhu cầu đặc thù của mỗi bệnh nhân.

 

Copyright © PHÒNG KHÁM MINH PHÚC
Online: 3 | Tổng truy cập: 410727
ĐẶT LỊCH KHÁM
zalo 0988705868
zalo
Messenger
https://www.facebook.com/Ph%C3%B2ng-kh%C3%A1m-chuy%C3%AAn-khoa-Minh-Ph%C3%BAc-112680988232328/