Nhận biết 4 dấu hiệu có thể bạn đã bị giun đũa chó? Cách điều trị thế nào?
Bệnh giun đũa chó hiếm khi gây nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng không phải là không thể dẫn tới tử vong. Khi có 4 dấu hiệu dưới đây hãy thăm khám cũng bác sĩ và tầm soát liệu có bị nhiễm giun đũa chó không nhé.
Nhiễm giun đũa chó Toxocara ở người nguyên nhân do ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis trên con chó truyền bệnh quá. Bệnh sẽ hay gặp ở trẻ hơn hơn là người lớn và cũng có ít các triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Cùng đọc những nội dung dưới đây để tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết bệnh giun đũa chó nhé
Nguyên nhân gây bệnh giun đũa chó Toxocara
Giun đũa chó mèo sinh sống chủ yếu trong cơ thể chó mèo, cần thận trọng khi tiếp xúc với thú cưng để tránh nhiễm bệnh.
Bệnh giun đũa chó xuất phát từ các nguồn truyền nhiễm
Vật chủ chính: Trong phân của con chó là ổ chứa giun đũa chó Toxocara. Môi trường đất, nước bị nhiễm phân chó mèo
Thời kỳ ủ bệnh:
- Tùy thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và phản ứng miễn dịch của người bệnh mà thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
- Trường hợp người bệnh ăn phải gan có mầm bệnh chưa được nấu chín, gây bệnh giun đũa thì thời kỳ ủ bệnh rút ngắn lại.
- Ấu trùng giun đũa chó có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm nếu không được điều trị.
Thời kỳ lây truyền: Chó con khoảng 3 tuần tuổi, bị nhiễm bệnh từ chó mẹ từ khi còn trong bào thai hoặc qua bú sữa mẹ, đã có thể thải trứng giun đũa chó ra ngoài ( ĐẶC BIỆT LƯU Ý TẨY GIUN Ở CHÓ MÈO MỚI ĐẺ VÀ MỚI SINH)
Những biến chứng nguy hiểm của nhiễm giun đũa chó Toxocara đã được ghi nhận ở những người bệnh không được phát hiện sớm dẫn tới các biến chứng sau:
- Ký sinh tại nội tạng gây hen suyễn, gan to, lách to, sốt, viêm nội tạng
- Hội chứng ký sinh ở mắt làm giảm thị lực dẫn tới mù loà.
- Tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn tới đau đầu, co giật, động kinh.
Để phòng tránh bệnh, bạn cần chú ý nếu có 4 dấu hiệu bị giun đũa chó sau đây:
Ngứa da, dị ứng, nổi mề đay
Ngứa da dị ứng, gây khó chịu, làm giảm sút chất lượng cuộc sống lại là dấu hiệu thường gặp và cũng là dấu hiệu khiến người bệnh quyết định cần đi khám. Thời gian ngứa thường xuất hiện về đêm có thể khiến người bệnh không ngủ được, thậm chí vừa ngủ lại vừa gãi gây trầy xước da. Càng gãi nhiều thì dường như ngứa càng tăng mức độ và lan rộng diện tích ngứa.
Ngoài cảm giác ngứa thì hiện lên da cũng có thể sẩn ngứa hoặc nổi mề đay, đây là một phàn ứng dị ứng của da. Mề đay được mô tả là vùng da màu đỏ hoặc hồng, có thể gồ lên hoặc không, gây ngứa nhiều có thể rải rác hoặc tập trung ở nhiều vị trí. Mề đay có thể điều trị hết nhưng cũng có khi cần điều trị lâu dài để kiểm soát.
Đau bụng, buồn nôn, nôn
- Giun đũa chó mèo gây ra hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng và thường gặp ở trẻ em nhiều hơn. Ấu trùng di chuyển tới nội tạng nào sẽ gây ra các triệu chứng liên quan ở nội tạng đó.
- Cơ quan nhiễm bệnh thường gặp nhất là Gan, cũng có thể do Gan là cơ quan đầu tiên tiếp nhận các chất từ đường tiêu hoá. Siêu âm thấy gan to, người bệnh đau bụng âm ỉ vùng hạ sườn phải hoặc toàn bụng, cảm giác đầy hơi, kèm mắc ói hoặc ói. Đi ngoài phân lỏng kèm sốt nhẹ
- Tại phổi, cơ, tim nếu có ấu trùng di chuyển đến thì có các triệu chứng như đau cơ, khò khè, khó thở dạng suyễn, viêm phổi, tràn dịch màng phổi dẫn tới suy hô hấp hoặc đột tử nguyên nhân ở tim.
Mờ mắt, mù loà
- Người bệnh không có tiền sử bị chấn thương mắt hoặc gặp bệnh lý nào về mắt. Nhưng khi bị nhiễm giun đũa chó, thường chỉ gây ở một bên mắt đột ngột mờ đi nhanh chóng, kèm theo cảm giác ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm trong mắt, khó chịu.
- Tình trạng mờ mắt thường xảy ra ở trẻ em từ 5 đến 10 tuổi do ấu trùng giun đũa chó di chuyển vào mắt ( Hội chứng ấu trùng di chuyển mắt). Tùy vào nơi kí sinh của ấu trùng trong mắt có thể gây viêm võng mạc, viêm màng bồ đào nặng nề dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Đau đầu, co giật, động kinh
- Đây là triệu chứng nhiễm giun đũa chó ở thể bệnh đặc biệt của ấu trùng di chuyển nội tạng, di chuyển tới não, thường gặp bệnh nhân ở tuổi trung niên. Nguyên nhân là do ấu trùng di chuyển tấn công vào hệ thần kinh.
- Người bệnh khi đau đầu có nhiều dạng khác nhau về mức độ và vị trí.
- Ngoài đau đầu, còn có các triệu chứng khác như rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, lú lẫn, yếu tay chân, co giật khi ấu trùng giun đũa chó ký sinh và gây nên tình trạng viêm não / màng não.
- Hoàn toàn có thể điều trị nhưng biến chứng nếu đã gây ra khó hồi phục, nặng nề hơn có thể gây tử vong.
Cách điều trị triệt để giun đũa chó được không?
Người có dấu hiệu bị giun đũa chó có thể sử dụng các loại thuốc sau để điều trị:
- Thiabendazole 25mg/kg cân nặng
- Dietylcarbamazine 3mg/kg cân nặng
- Ivemectin tuỳ cân nặng
- Albendazole với liều cao 800mg/ngày
- Thuốc chống dị ứng: Telfast, loratadine, cetirizine...
Trong một số trường hợp có thể phải dùng phối hợp thuốc diệt KST với corticoide hoặc phẫu thuật nếu bị nhiễm giun đũa chó ở mắt, tuy nhiên không tự ý điều trị mà bắt buộc tới phòng khám hoặc cơ sở Y tế có chuyên môn để điều trị và theo dõi.
- Phòng khám chuyên khoa Minh Phúc - Tận Tâm - Hiệu Quả
- CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN NHIỄM GIUN ĐŨA (ASCARIS LUMBRICOIDES)
- XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN GIUN LƯƠN (STRONGLYLOIDES STERCORALIS)
- DỊ NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
- Phân biệt các loại sán chó
- XÉT NGHIỆM ELISA GIUN SÁN CHÓ
- Mùa hè - Mùa mưa - Ghẻ xuất hiện nhiều
- XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG : NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- GIUN ĐŨA NỖI ÁM ẢNH
- Ấu trùng Giun đầu gai Gnathostoma spp. ký sinh ở da và phủ tạng cơ thể
- 7 Loại Giun Sán Ký Sinh Ăn Mòn Sức Khỏe Bạn Cần Phải Biết
- Ký sinh trùng là gì ? Nhóm ký sinh trùng sinh vật đơn bào ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào